A-MỐT

Tóm tắt

Đối tượng: Vương quốc phía Bắc (Y-sơ-ra-ên) – A-mốt, có thể là tiên tri viết sách đầu tiên, là một người chăn chiên và nông dân được gọi để tiên tri trong thời kỳ cai trị của Ô-xia (792–740 TCN) ở vương quốc phía Nam và Giê-rô-bô-am II (793–753 TCN) ở phía Bắc. Trong thời gian này, cả hai vương quốc đều hưởng sự ổn định về chính trị, điều này dẫn đến sự thịnh vượng. Đây cũng là thời kỳ của sự thờ lạy thần tượng, xa hoa và tham nhũng. Người giàu có và quyền lực đã áp bức người nghèo khó. A-mốt lên án dân Y-sơ-ra-ên vì sự bội đạo và bất công xã hội của họ và cảnh báo họ rằng thảm họa sẽ ập xuống họ vì đã phá vỡ giao ước. Ông thúc giục họ từ bỏ sự giả hình của những “những hội trọng thể” (5:21) và thay vào đó hãy để “sự chánh trực chảy xuống như nước, và sự công bình như sông lớn cuồn cuộn.” (c. 24). Tuy nhiên, A-mốt nói rằng Đức Chúa Trời sẽ nhớ giao ước của Ngài với Y-sơ-ra-ên và sẽ khôi phục phần dân trung tín.

Bối cảnh

  • Các sự kiện được mô tả trong sách A-mốt diễn ra trong thời kỳ vương quốc bị chia cắt, giữa Y-sơ-ra-ên ở phía bắc và Giu-đa ở phía nam, cũng như ở Bê-tên.

    Nguyên ngữ

    Tiếng Hê-bơ-rơ

    A-mốt

    • Báo trước về thời kỳ khốn khó sắp tới
    • Không được giáo dục đàng hoàng như các tiên tri khác
    • Người từ Giu-đa (vương quốc phía Nam) nhưng được sai đi phúc âm ở Y-sơ-ra-ên (vương quốc phía bắc) để rao giảng
    • Sở hữu vườn sung và nuôi gia súc
    • Mặc dù vương quốc đang trong thời kỳ thịnh vượng, nhưng ông tiên tri điều xấu
    • Nổi tiếng với lời nói thẳng thắn và gay gắt
    • Kêu gọi dân tộc chỉ thờ phượng một Đức Chúa Trời và ngừng bóc lột người nghèo, nếu không sẽ bị trừng phạt
    • Bị buộc tội phản quốc và bị đuổi ra khỏi y-sơ-ra-ên
    • Lời tiên tri ứng nghiệm khi Y-sơ-ra-ên bị chinh phục chỉ một thế hệ sau đó

    Thể loại

    Phong cách văn học

    Nhà tiên tri tiền lưu đày

    hãy làm cho công lý chảy xuống như nước”

    A-mốt 5:24

    Từ Khoá

    1. Sự phán xét
    2. Phục hồi

    Sách A-mốt

    Cấu trúc

    1. Sự phán xét trên các nước láng giềng của Y-sơ-ra-ên (1:1 – 2:5)
    2. Sự phán xét trên dân Y-sơ-ra-ên (2:6 – 6:14)
    3. Năm khải tượng (7:1 – 9:15)