LÊ-VI KÝ
Tóm tắt
Nằm thứ tự thứ ba trong trong Ngũ Kinh Môi-se, sách Lê-vi mở đầu với hình ảnh dân Y-sơ-ra-ên đứng dưới chân núi Si-nai, khi Vinh Quang của Đức Chúa Trời vừa lấp đầy Lều Tạm. Bấy giờ Đức Chúa Trời bảo Môi-se dạy dỗ các thầy tế Lê-vi và dân Y-sơ-ra-ên về các nghi lễ dâng sinh tế, thờ phượng, chức thầy tế lễ, sự thánh sạch, ngày Lễ Chuộc Tội, các kỳ lễ và ngày thánh, năm Hân Hỉ. Điểm trọng tâm của sách là Đức Chúa Trời là Thánh Khiết và Ngài yêu cầu dân Ngài phải thánh khiết. Sách cũng cho thấy rằng Đức Chúa Trời nhân từ ban sự chuộc tội cho tội lỗi qua việc đổ huyết. Truyền thống của người Do Thái và Cơ Đốc nhận Môi-se là tác giả, viết sau khi Đức Chúa Trời ban luật pháp.
Bối cảnh
- Được Đức Chúa Trời đặc biệt chọn để dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên từ bị giam cầm ở Ai Cập đến sự cứu rỗi ở Đất Hứa.
- Thường được gọi là người ban luật pháp.
- Tác giả của 5 sách đầu tiên trong Cựu Ước, thường được gọi là Ngũ Kinh.
Nguyên ngữ
Tiếng Hê-bơ-rơ

Môi-se
- Được Đức Chúa Trời đặc biệt chọn để dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên từ bị giam cầm ở Ai Cập đến sự cứu rỗi ở Đất Hứa.
- Thường được gọi là người ban luật pháp.
- Tác giả của 5 sách đầu tiên trong Cựu Ước, thường được gọi là Ngũ Kinh.

Thể loại
Phong cách văn học
Tường thuật
“Các con hãy nên thánh”
– Lê-vi Ký 20:26

Từ Khoá
- Lễ nghi
- Mối liên hệ
Sách Lê-vi
Cấu trúc
- Luật về tế lễ và sinh tế (1:1 – 7:38)
- Phong chức tế lễ cho A-rôn và các con trai ông (8:1 – 10:20)
- Luật về thanh sạch và không thanh sạch (11:1 – 15:33)
- Ngày đại lễ chuộc tội (16:1-34)
- Luật về sự thánh khiết trong đời sống và sự thờ phượng (17:1 – 27:34)