2 TI-MÔ-THÊ

Tóm tắt

Phao-lô viết lá thư này trong khi chờ đợi sự thi hành án tử hình. Dù đang đối mặt với mọi thử thách—sự chết, sự kết thúc của sứ mạng phục vụ Đấng Christ, và sự bị bỏ rơi khi hầu hết bạn bè sợ hãi trước sự đàn áp—Phao-lô vẫn dành cho Ti-mô-thê, con thuộc linh của ông, lời chỉ dẫn đến hy vọng trong Đấng Christ. Khi Phao-lô khuyên Ti-mô-thê phải can đảm, kiên nhẫn và trung thành trước sự dạy dỗ sai lầm, ông cũng đồng thời thể hiện sự quan tâm thường trực của ông đến giáo lý chính thống. Kinh Thánh, theo lời Phao-lô, là “Đức Chúa Trời thần cảm lời Ngài là Kinh Thánh” và đầy đủ cho mọi sự liên quan đến đức tin và đời sống thực hành lời Chúa của các tín hữu (3:16–17). Vì vậy, những người tin già cần nỗ lực truyền đạt sư hểu biết Kinh Thánh của họ cho những người trẻ tuổi trong đức tin (2:2). Phao-lô có lẽ đã viết thư này từ Rô-ma.

Bối cảnh

  • Những sự kiện được mô tả trong 2 Ti-mô-thê diễn ra tại thành phố Ê-phê-sô

    Nguyên ngữ

    Tiếng Hy Lạp

    Sau-lơ (Do Thái) / Phao-lô (Hy Lạp)

    •  Sinh ra ở Tạt-sơ, là một công dân La Mã. Ông có một vài đặc quyền mà những người khác không có, đôi lúc nó bảo vệ cho ông trong những trường hợp bị bách hại. (Công vụ 22:28)
    • Dòng dõi Y-sơ-ra-ên. Chi phái Bên-gia-min. Người Do Thái được sinh và nuôi dạy bởi cha mẹ là người Hê-bơ rơ (Công vụ 23:6) 
    • Ông thuộc phe Pha-ri-si (Công vụ 22:3; Phi-líp 3:5)
    • Học trò của người Do Thái tên là Ga-ma-li-ên (Công Vụ 22:3)
    • Là một người Pha-ri-si, ông ghét Cơ đốc nhân. Ông đã tán thành ném đá Ê-tiên (Công vụ 8:1), và sau đó tàn hại Hội Thánh, bỏ tù cơ đốc nhân (Công vụ 8:3)
    • Sau cuộc gặp gỡ với Chúa Jêsus ông cải đạo và trở thành vị sứ đồ của dân ngoại (Rô-ma 11:13)
    • Ông đã hoàn thiện ba (có thể là bốn) hành trình truyền giáo, mỗi hành trình kéo dài nhiều năm. Trong thời gian này, ông đã xây dựng các Hội Thánh trên khắp khu vực Châu Âu và Tiểu Á
    • Ông viết đã viết ít nhất bảy cuốn sách trong Kinh Thánh

    Thể loại

    Phong cách văn học

    Thư

    “Ta đã chiến đấu trong một trận chiến anh dũng, đã hoàn tất cuộc chạy đua, đã giữ được đức tin.

    2 Ti-mô-thê 4:7

    Từ Khoá

    1. Tiêu điểm của mục vụ
    2. Quyền năng của Lời Chúa

    Sách 2 Ti-mô-thê

    Cấu trúc

    1. Giới Thiệu (1:1-2)
    2. Ca ngợi và khích lệ (1:3 – 2:13)
    3. Khuyên bảo và cảnh cáo (2:14 – 4:5)
    4. Hoàn cảnh của Phao-lô (4:6-18)
    5. Kết luận (4:19-22)