KINH ĐIỂN KINH THÁNH

Theo cách dùng cổ điển và Thần học, từ CANON có nghĩa là “quy tắc” (Ga-la-ti 6:16), “chuẩn mực,” hoặc “thước đo” (xem Ê-xê-chi-ên 40:3; 42:16). Về mặt lịch sử, dân Y-sơ-ra-ên chưa từng sử dụng thuật ngữ này để chỉ Kinh Thánh của họ. Các tín hữu và những thần học gia sau này đã sử dụng từ “kinh điển” để chỉ bộ sưu tập các sách được Thần cảm và chính thức được công nhận trong Kinh Thánh.

3 Bước của quá trình "KINH ĐIỂN"

Nguồn gốc

Những sách được Thần cảm – được Đức Chúa Trời ấn định

Phát hiện

Hội đồng xác định ra những cuốn sách nào được Thần cảm.

Tổng hợp

Những sách được công nhận đã dần dần được hội đồng sưu tập và bảo tồn thành một bộ Kinh điển có thẩm quyền tối thượng.

sự hình thành

KINH ĐIỂN CỰU ƯỚC

Các sách Kinh Điển Cựu Ước, bắt đầu được ghi chép từ thiên niên kỷ thứ hai trước Công Nguyên, được viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ (một số phần nhỏ được viết bằng tiếng A-ram).
Sau khi các sách được viết, dân sự của Chúa đã ngay lập tức chấp nhận chúng là Thánh Kinh (Đa-ni-ên 9:2; so sánh với Giê-rê-mi 25:11). Trong một số trường hợp, họ đã đặt những sách này trong hòm giao ước (Phục Truyền Luật Lệ Ký 31:24-26; xem thêm I Sa-mu-ên 10:25; II Các Vua 22:8). 39 sách của Cựu Ước được viết trong khoảng thời gian khoảng 1,100 năm (khoảng 1600-500 trước Công Nguyên). Khoảng thời gian dài này đối lập rõ rệt với Thánh Kinh Tân Ước, được viết trong khoảng 60 năm (khoảng năm 40-100 sau Công Nguyên).

Quá trình kinh điển Khởi đầu - Hoàn tất

Một dòng thời gian về giai đoạn Hội Thánh công nhận các bản văn được thần cảm cũng như các nguyên tắc đã hướng dẫn cho việc khám phá những bản văn này.

Năm 35-95 SCN

Con dân Chúa (Cơ Đốc nhân) ngay lập tức chấp nhận những sách được thần cảm và có thẩm quyền viết trong Tân Ước (II Phi-e-rơ 3:16; I Ti-mô-thê 5:18). Việc chấp nhận một bộ kinh điển chính thức diễn ra sau đó khi Hội Thánh phát triển và lan rộng.

Năm 110 SCN

Mỗi sách trong Tân Ước (trừ hai sách) được trích dẫn bởi Ignatius, Clement thành Rô-ma, và Polycarp. Đến năm 150 SCN, các giáo phụ đã trích dẫn mọi sách trong Tân Ước như là có thẩm quyền.

Năm 140 SCN

Lần đầu tiên “cố gắng” tạo ra một bộ kinh điển là của tà giáo Marcion, người đã từ chối toàn bộ Cựu Ước, các sách khải huyền và các sách Phúc Âm (trừ sách Lu-ca). Ông chấp nhận các thư tín của Phao-lô (trừ các thư mục sư).

Năm 200 SCN

L.A. Muratori phát hiện một danh sách kinh điển trong Thư viện Milan bao gồm các Phúc Âm Nhất Lãm, các thư tín của Phao-lô, I và II Giăng, Giu-đe, và Khải Huyền. Đây được biết đến như là Kinh Điển Muratorian.

Đầu thế kỷ 4 SCN

Kinh Điển Sứ Đồ 85 (phiên bản cuối cùng bằng tiếng Latin) chấp nhận tất cả các sách của Cựu Ước và Tân Ước ngoại trừ Khải Huyền.

Năm 325 SCN

Nhà sử học của Hội Thánh, Eusebius, liệt kê tất cả các Phúc Âm, các thư tín của Phao-lô (trừ Philemon), I Phi-e-rơ, I Giăng và Khải Huyền trong danh sách kinh điển. Ông không bao gồm các thư tín tổng quát, II Phi-e-rơ, II và III Giăng.

Giữa thế kỷ 4 SCN

Theodore Mommsen phát hiện một danh sách Latin từ thế kỷ thứ 10 chứa tất cả trừ sáu sách Tân Ước. Danh sách này có thể có nguồn gốc từ Bắc Phi vào thế kỷ thứ 4. Đây được biết đến như là Kinh Điển Cheltenham.

Năm 367 SCN

Athanasius, Giám mục Alexandria, liệt kê tất cả 27 sách trong thư Paschal của ông. Đây là bộ kinh điển đầy đủ sớm nhất của Tân Ước.

Năm 382/397 SCN

Hội nghị Rô-ma (382) đã phê duyệt cuối cùng bộ kinh điển cho tất cả các Hội Thánh phương Tây. Công đồng Carthage (397) đã chấp nhận cuối cùng bộ kinh điển cho toàn thể Hội Thánh, do đó hoàn thành bộ kinh điển.