LU-CA

Tóm tắt

Phúc Âm Lu-ca được viết dưới hình thức một bức thư gửi đến một người tên Thê-ô-phi-lơ. Lu-ca viết sau khi đã cẩn thận điều tra tất cả các sự kiện về Đấng Christ (1:1–4). Lu-ca ghi lại cuộc đời của Đấng Christ từ trước khi Ngài sinh ra. Cuộc đời của Chúa Jêsus được ông tường thuật lại qua chức vụ, cái chết và sự phục sinh của Ngài. Chúa Jêsus thực hiện chức vụ của Ngài trong quyền năng của Đức Thánh Linh, công bố tin lành cứu rỗi. Ngài nhiều lần bày tỏ lòng thương xót đối với người nghèo và những kẻ bị loại trừ, ruồng bỏ khỏi xã hội. Ngài đã hoàn thành lời tiên tri và thực hiện mục đích của Ngài: “tìm kiếm và cứu rỗi những kẻ bị mất”. Lu-ca cung cấp bản tường thuật đầy đủ nhất về sự ra đời của Đấng Christ, và chỉ có Lu-ca ghi lại các dụ ngôn về Người Sa-ma-ri nhân lành và Con Trai Hoang Đàng. Lu-ca, một y sĩ và là đồng nghiệp của Phao-lô, ông cũng là người đã viết sách Công Vụ các Sứ Đồ.

Bối cảnh

  • Những sự kiện được mô tả trong Sách Phúc Âm Lu-ca diễn ra tại Giê-ru-sa-lem, Giu-đê, Sa-ma-ri và những vùng đất bị chiếm đóng xung quanh của Đế quốc Hy Lạp-La Mã vào đầu thế kỷ I, giữa năm 10 TCN và 40 SCN

    Nguyên ngữ

    Tiếng Hy Lạp

    Lu-ca

    • Một bác sĩ và tác giả ngoại duy nhất của Tân Ước, không phải là nhân chứng trực tiếp về Chúa Jêsus.
    • Ông viết nhiều nhất trong Tân Ước, với Phúc âm Luca và Sách Công vụ chiếm khoảng 27,5% toàn bộ Tân Ước, vượt qua cả Phao-lô.
    • Phao-lô đã gọi ông là “y sĩ thân yêu” và “bạn đồng lao” (Cô-lô-se 4:14, Phi-lê-môn 1:24).

    Thể loại

    Phong cách văn học

    Tường thuật – Phúc Âm

    “Bởi Con Người đã đến để tìm và cứu kẻ bị hư mất.

    Lu-ca 19:10

    Từ Khoá

    1. Chúa Jêsus là Vua
    2. Chúa Jêsuslà một người Thầy

    Sách lu-ca

    Cấu trúc

    1. Giới thiệu (1:1-4)
    2. Sự ra đời và thời niên thiếu của Giăng Báp-tít và Chúa Jêsus (1:5 – 2:52)
    3. Chức vụ của Giăng Báp-tít (3:1-20)
    4. Chúa Jêsus nhận báp-têm và chịu cám dỗ (3:21 – 4:13)
    5. Chức vụ công khai của Chúa Jêsus tại miền Ga-li-lê (4:14 – 9:50)
    6. Hành trình từ Ga-li-lê đến Giê-ru-sa-lem (9:51 – 19:27)
    7. Tuần lễ cuối cùng gần và tại Giê-ru-sa-lem (19:28 – 23:56)
    8. Sự phục sinh, hiện ra và thăng thiên của Chúa Jêsus (24:1-53)