PHI-LÊ-MÔN

Tóm tắt

Thư Tín Phi-lê-môn nói về việc hòa giải và mối quan hệ giữa các tín hữu. Ô-nê-sim (có nghĩa là “hữu dụng”) là một tôi nô của một tín hữu tên là Phi-lê-môn tại Cô-lô-se. Dường như Ô-nê-sim đã lấy cắp của Phi-le-môn và chạy trốn. Trong khi Phao-lô bị giam giữ, Ô-nê-sim gặp ông và trở thành một tín đồ. Phao-lô dường như đã viết lá thư này cùng lúc với thư Cô-lô-se và giao cho Ô-nê-sim mang trở lại cho Phi-lê-môn (xem C4:9). Phao-lô kêu gọi Phi-lê-môn tha thứ và chấp nhận Ô-nê-sim trở lại, không còn là nô lệ mà là anh em trong Chúa. Theo Phao-lô, Ô-nê-sim giờ đã trở nên “hữu dụng” hơn (câu 11) khi trở thành một tín đồ. Phao-lô thậm chí hứa sẽ trả lại mọi khoản nợ mà Ô-nê-sim có thể đã nợ Phi-lê-môn.

Bối cảnh

  • Những sự kiện được mô tả trong Phi-lê-môn xảy ra ở vùng Tiểu Á, gần Ê-phê-sô hoặc Sê-sa-rê Phi-líp.

    Nguyên ngữ

    Tiếng Hy Lạp

    Sau-lơ (Do Thái) / Phao-lô (Hy Lạp)

    •  Sinh ra ở Tạt-sơ, là một công dân La Mã. Ông có một vài đặc quyền mà những người khác không có, đôi lúc nó bảo vệ cho ông trong những trường hợp bị bách hại. (Công vụ 22:28)
    • Dòng dõi Y-sơ-ra-ên. Chi phái Bên-gia-min. Người Do Thái được sinh và nuôi dạy bởi cha mẹ là người Hê-bơ rơ (Công vụ 23:6) 
    • Ông thuộc phe Pha-ri-si (Công vụ 22:3; Phi-líp 3:5)
    • Học trò của người Do Thái tên là Ga-ma-li-ên (Công Vụ 22:3)
    • Là một người Pha-ri-si, ông ghét Cơ đốc nhân. Ông đã tán thành ném đá Ê-tiên (Công vụ 8:1), và sau đó tàn hại Hội Thánh, bỏ tù cơ đốc nhân (Công vụ 8:3)
    • Sau cuộc gặp gỡ với Chúa Jêsus ông cải đạo và trở thành vị sứ đồ của dân ngoại (Rô-ma 11:13)
    • Ông đã hoàn thiện ba (có thể là bốn) hành trình truyền giáo, mỗi hành trình kéo dài nhiều năm. Trong thời gian này, ông đã xây dựng các Hội Thánh trên khắp khu vực Châu Âu và Tiểu Á
    • Ông viết đã viết ít nhất bảy cuốn sách trong Kinh Thánh

    Thể loại

    Phong cách văn học

    Thư

    Có lẽ vì điều nầy mà Ô-nê-sim đã xa anh một thời gian, để anh có thể nhận lại người nầy mãi mãi

    Phi-lê-môn 1:15

    Từ Khoá

    Anh em trong Đấng Christ

    Sách phi-lê-môn

    Cấu trúc

    1. Giới thiệu (1-3)
    2. Lời khen Phi-lê-môn (4-7)
    3. Lời kêu gọi tha thứ cho Ô-nê-sim (8-22)
    4. Kết luận (23-25)